Thuật ngữ sitemap, đặc biệt là sitemap.xml vốn dĩ không còn xa lạ với những người chuyên làm SEO Website chuyên nghiệp, . Tuy nhiên với nhiều người lần đầu biết đến SEO hay đang học để làm SEO vẫn thường bỡ ngỡ khi nhắc đến thuật ngữ này. Vậy sitemap.xml là gì? Lý do tại sao nó lại cần thiết đến vậy? Làm thế nào để tạo XML sitemap trên WordPress? Tất tần tật những thông tin đó đều có trong bài viết sau đây.

Sitemap.xml là gì?
Theo một cách lý giải dễ hiểu thì sitemap là tập tin chứa tất cả các liên kết của một website nhằm mục đích khai báo với Search Engine để chúng dễ dàng phân tích web và lưu trữ web của bạn. Vậy sitemap.xml là gì?
Sitemap.xml được xem là tấm bản đồ của website, đây là một đường link dẫn đến trang web mà bạn đang quản lý có đuôi “.xml”. Khi người dùng nhấn vào đường dẫn này sẽ thấy toàn bộ các trang có thể truy cập trên trang web của bạn.
Sitemap bao gồm những tệp file xml liệt kê tất cả những đường dẫn URL có trong website cùng với dữ liệu bổ sung cho đường dẫn đó. Sitemap có 2 loại: loại cho người dùng xem và loại cho các con bọ tìm kiếm xem. Khi gửi sitemap cho các bộ máy tìm kiếm bạn phải gửi đúng loại thì nó mới nhận được. Sitemap sẽ giúp các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) có thể thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Thực tế có khá nhiều người bỏ qua việc cài đặt sitemap.xml vì nghĩ nó không làm gia tăng thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên đây lại là ý nghĩ sai lầm vì sở dĩ sự ra đời của sitemap là giúp các công cụ tìm kiếm lưu trữ và xử lý các thông tin một cách chính xác hơn. Và điều này ảnh hưởng gián tiếp đến việc SEO của bạn. Đến đây có lẽ bạn đã hiểu sitemap.xml là gì rồi phải không?
Xem ngay: https://vietadsonline.com/trung-tam-dao-tao-seo/
Tại sao bạn cần sitemap.xml?
Đối với việc làm SEO website thì tập tin sitemap vô cùng cần thiết. Dĩ nhiên sự thật thì việc tạo hay không tạo sitemap không ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google. Tuy nhiên, thông thường những mạng lưới thu thập thông tin thường phát hiện những nội dung của trang web từ những liên kết nội bộ trong trang web đó. Sitemap có tác dụng bổ sung dữ liệu để các công cụ tìm kiếm có thể lấy được toàn bộ đường dẫn và lưu trữ các dữ liệu liên quan khác.
Theo những chuyên gia trong ngành SEO thì sitemap không trực tiếp làm gia tăng thứ hạng từ khóa của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên nếu một bài viết trên trang web của bạn không (hoặc lâu) được lập chỉ mục (index) thì lúc này sitemap chính là giải pháp giúp khai báo với các trang web tìm kiếm về bài viết này. Hoặc nếu có nội dung nào được cập nhật trên website của bạn đang quản lý, sitemap sẽ giúp Google phát hiện điều này sớm hơn. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến SEO.
Xem thêm: https://vietadsonline.com/dich-vu-backlink-gsa-uy-tin/
Đối với các trang web mới, việc tạo sitemap vô cùng hữu ích, vì nó thường xuyên gặp vấn đề về index. Còn đối với những website hoạt động lâu, sitemap.xml sẽ giúp website của bạn có được cái nhìn tổng quan hơn từ các ông lớn tìm kiếm, từ đó có thể xếp hạng chính xác hơn trên các kết quả tìm kiếm.
Cách tạo sitemap.xml trên WordPress
Bạn có thể tạo sitemap bằng cách dùng plugin Yoast SEO – plugin này thực hiện nhiệm vụ rất tốt và có nhiều chức năng về SEO. Yoast SEO này cũng tích hợp luôn tính năng tạo sitemap. Vì thế bạn nên cài plugin này cho WordPress để dễ dàng tạo sitemap.
Sau khi cài đặt Yoast SEO bạn hãy vào SEO chọn General, sau đó chọn Feature để kiểm tra xem tính năng tạo sitemap đã được khởi động chưa. Nếu đó đang ở trạng thái Off bạn hãy bật thành On. Sau đó bạn vào “See the XML Sitemap” xem sitemap đã hoạt động chưa. Nếu chưa, bạn hãy vào Setting chọn Permalink, chọn Post Name rồi lưu lại.
Thông báo với Google về sitemap
Đây là công việc bạn phải làm sau khi tạo xong sitemap.xml. Hãy lưu ý bạn cần làm đúng các bước trên mới có thể tạo được sitemap hoàn chỉnh, từ đó bạn mới có thể submit nó trên Google Search Console.
Thao tác thông báo sitemap cho Google có 2 bước sau:
- Bước 1: Xác thực website của bạn với Google Search Console.
- Bước 2: Thêm sitemap vào Google Search Console.
Cụ thể từng công đoạn như sau:
- Sau khi bạn đã xác thực website của mình với Google Search Console thành công, bạn hãy vào giao diện của Google Search Console chọn Crawl, sau đó chọn Sitemap.
- Sau đó nhấn vào Add/Test Sitemap, thêm sitemap của bạn vào (chú ý chỉ thêm đuôi của sitemap) rồi ấn Submit.
- Nếu bạn được thông báo là Item Submitted, nghĩa là sitemap của bạn đã được báo cáo thành công với Google Search Console.
Những thông tin trên đã phần nào giúp bạn biết sitemap.xml là gì. Sitemap.xml luôn phát huy lợi ích cho mọi website dù lớn hay nhỏ, mới hoạt động hay đã hoạt động lâu năm. Vì thế nếu bạn SEO website đừng quên cài đặt sitemap cho website của mình. Nếu bạn cần tìm hiểu về sitemap.xml là gì cũng như có đam mê học hỏi về SEO thì đừng quên truy cập vào https://www.facebook.com/TrungTamDaoTaoSeoHaNoiVietAds