Ngữ Văn Lớp 7 –Bài giảng Từ Hán Việt | Tiếng Việt Từ và cụm từ | Cô Lê Hạnh

21
97



Bài giảng soạn bài Từ Hán Việt ngữ văn lớp 7 | Tiếng Việt Từ và cụm từ | Ngữ Văn Lớp 7- Bài tập SGK , hk1, hk2, tập 1, tập 2, học kì 1,học kì 2
♦Giáo viên: Lê Hạnh
► Khóa học của cô:
Khóa Ngữ Văn lớp 7:
————¤¤¤¤¤¤¤¤————-
♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại:
Hoặc tham khảo thêm:
►Website giúp học tốt:
►Fanpage:
►Hotline: 0965012186
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
‡ “Đam mê- sáng tạo- tự -giác- thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
Phân tích tác phẩm Bài giảng Soạn bài Từ Hán Việt
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
Câu 1:
Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà:sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …
Câu 2:
Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.
II. Từ ghép Hán Việt
Câu 1:
Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.
Câu 2:
a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm(trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
III. Luyện tập
Câu 1: 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:
– Hoa: hoa quả, hương hoa -có nghĩa là bông hoa.
– Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -có nghĩa là đẹp.
– Phi: phi công, phi đội -có nghĩa là bay.
– Phi: phi pháp, phi nghĩa – có nghĩa là không.
– Phi: phi cung, vương phu – có nghĩa là vợ vua.
– Tham: tham vọng, tham lam – có nghĩa là ham muốn.
– Tham: tham gia, tham chiến -có nghĩa là có mặt.
– Gia: gia chủ, gia súc -có nghĩa là nhà.
– Gia: gia vị, gia tăng -có nghĩa là thêm vào.
Câu 2: Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:
quốc đế quốc, quốc gia, quốc kì, quốc tế, …
sơn sơn trại, sơn hà, sơn cước, …
cư định cư, cư trú, di cư, …
bại thất bại, bại tướng, đại bại, …
Câu 3: Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:
chính – phụ Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
phụ – chính Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Câu 4: Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.
chính – phụ tri thức, địa lí, gia sư, học viện, bạch mã, …
phụ – chính cường quốc, tham chiến, cách mạng, nhập gia, nhật mộ

———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
♥Giuphoctot.vn luôn đồng hành cùng bạn!

Nguồn: https://argibank.com

Xem thêm bài viết khác: https://argibank.com/giao-duc

21 COMMENTS

  1. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài giảng của cô Lê Hạnh. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích môn Ngữ văn lớp 7 hãy học Online cùng GIUPHOCTOT.VN tại đây nhé: http://giuphoctot.vn/lop-7-mon-ngu-van
    Đừng quên subscribe kênh youtube Giuphoctot.vn và chia sẻ video đến các bạn của mình để cùng nhau học tốt nhé. Còn gì chưa hiểu rõ thì đừng ngần ngại hãy comment ngay cho cô biết nhé!

  2. cô lê hạnh có bài từ hán việt tiết 1 ngữ văn 7 không ạ. học cô rất hay mà k thấy tiết 1(tiết 18)

  3. Tôi góp ý nhé, khi ta giảng từ Hán việt, trước hết để các em hiểu nghĩa của từ Hán việt trước, sau đó ta giải thích mục đích sử dụng từ Hán việt trong hoàn cảnh cụ thể phù hợp VD:tử thi, tử =chết, thi =thây (thân xác) con người đã chết, gọi là tử thi

  4. Để xem được toàn bộ video cũng như các bài giảng của cô Lê Hạnh các bạn hãy đăng kí thành viên và tham gia khóa học: https://goo.gl/cU511t

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here